CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

Chương Trình Giáo Dục Mầm Non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 qui định

“Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí và sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích ghi với cuộc sống ở nhà trẻ. Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt 5 – 10 phút”.

Mỗi độ tuổi có một chế độ sinh hoạt riêng. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở nên có các hoạt động chính như sau

1. Hoạt động đón trẻ

2. Hoạt động thể dục sáng

3. Hoạt động có chủ đích

4. Hoạt động ngoài trời

5. Hoạt động góc

6. Hoạt động ăn trưa

7. Hoạt động ngủ trưa

8. Hoạt động ăn xế

9. Hoạt động chiều

10. Hoạt động trả trẻ Trong mỗi hoạt động đều có những mục tiêu cụ thể để tác động đến trẻ.

? Ví dụ trong giờ ĐÓN TRẺ: giáo viên sẽ hình thành cho trẻ thói quen chào hỏi; biết quan sát và hỏi thăm nhau, thậm chí biết động viên và khen tặng những điểm nổi bật của nhau; ngoài ra trẻ còn được hình thành và hoàn thiện kĩ năng cởi dày dép, nón mũ và sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi qui định.

☺️ Được đón tiếp trong một bầu không khí vui vẻ và thân thiện, trẻ sẽ hào hứng và rất thích thể hiện cho giáo viên và cha mẹ thấy khả năng tự phục vụ của mình.

☺️ Cha mẹ chỉ cần kiên nhẫn đợi chờ và động viên cùng cô giáo – chắc chắn kết quả làm việc của con sẽ làm chúng ta vô cùng hạnh phúc.

VÌ THẾ, HÃY LUÔN CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG ĐÚNG GIỜ ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM NHỮNG GIÂY PHÚT TUYỆT VỜI CÙNG CON NHÉ!

ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ ,

☎️ 0917 528 438 TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ Ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *